Quy tác F.A.S.T (nhanh) nhận biết và cấp cứu nhanh người bị đột quỵ

Nhận Biết và cấp cứu người đột quỵ quy tắc F.A.S.T

Gần đây trên trang mạng xã hội rất nhiều người truyền tai nhau về bài thuốc giúp cấp cứu người bị tai biến mạch máu não: “Tai biến mạch máu não. Xin nhớ ba chữ: C. N. G”. Có thể nhận diện sớm tai biến mạch máu não bằng cách hỏi nạn nhân 3 điều đơn giản: Đó là yêu cầu người đó Cười, Nói và Giơ tay lên. Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc...".

(Hình ảnh từ internet)

   Các biện pháp sơ cứu cho nạn nhân mà người ta truyền tai nhau là "có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại". 
   

Tuy nhiên, phương pháp chích máu đầu ngón tay không có cơ sở khoa học mà nó có nguồn gốc từ một bài viết chỉ mang tính truyền thuyết”.
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não. Trong vòng vài phút sau khi mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.
 

 Khi bị đột quỵ, cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não nên phải tận dụng từng giây từng phút.

Làm thế nào để phát hiện đột quỵ não?

Khi gặp trường hợp có thể có đột quỵ, các y văn đã sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:


+ Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không.
+ Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?
+ Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ, khó hiểu hay không?

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm: Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân, giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt, đau đầu dữ dội - đau đầu đột ngột - đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng

Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, đánh rơi đồ vật đang cầm, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm: có huyết áp cao, có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc lá, có bệnh đái tháo đường và tim mạch. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi. Nên nhớ đột quỵ có thể sẩy ra với bất cứ ai ở lứa tuổi trên 50.

Bác sĩ Chính (BV Bạch Mai) cho biết điều quan trọng đối với bệnh nhân là được đánh giá càng sớm càng tốt bởi vì điều trị phải được bắt đầu trong vòng 1 - 2 giờ đầu sau đột quỵ nếu máu đông gây tắc mạch não. 

Bác sĩ Chính cho biết “Các tài liệu y khoa có viết đối với chứng đột quỵ “sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo”, fast là một thuật ngữ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nhanh và nó lấy các ký tự đầu của các dấu hiệu và triệu chứng sớm (theo nghĩa tiếng Anh) trong đột quỵ để ghép vào. 
 

+ Time (thời gian) - Thời gian cấp cứu người đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức

Kinh nghiệm từ việc cấp cứu người bị đột quỵ não là phải chụp CT cắt lớp ngày để phát hiện vùng bị tắc hay chẩy máu, từ đó có hướng điều trị thích hợp

(trích thông tin từ trang web BV Bạch Mai HN)
 

Hotline: 0917729916